ve-bieu-do

Các biểu đồ use case diagram, class diagram, activity diagram và sequence diagram đây là 4 biểu đồ quan trọng trong môn phân tích thiết kế hệ thống thông tin nhằm tạo ra một mô hình tổng quát từ đời thực giúp việc viết code được dễ dàng hơn.

Trong bài hôm nay mình sẽ tổng hợp cho bạn các thành phần, ký hiệu được dụng để vẽ 4 biểu đồ này nhé. Mời các bạn xem bên dưới!

Phần mềm hỗ trợ miễn phí để vẽ biểu đồ là StarUML.

Cách vẽ use case diagram, class diagram, activity diagram và sequence diagram

Use case diagram

Biểu đồ use case diagram hay tên tiếng việt là biểu đồ use case là một biểu đồ chỉ ra một số lượng các tác nhân ngoại cảnh và mối liên kết của chúng đối với use case mà hệ thống cung cấp. Một use case là một lời miêu tả của một chức năng mà hệ thống cung cấp.

Sau đây là các thành phần cho biểu đồ để vẽ nên use case diagram.

Trong đó:

  • Actor chính là các tác nhân bên ngoài tác động vào hệ thống đó có thể là người hoặc vật.
  • Use case là chức năng của hệ thống. Được bắt đầu bằng một động từ.
  • Mũi tên Generalization ta dùng khi các use case hay actor cùng thuộc tính với nhau. Vd: 2 actor nhân viên quản lý và nhân viên lễ tân vẽ mũi tên Generalization đến actor tên là nhân viên bởi vì chúng đều có chung thuộc tính là mã nhân viên, chức vụ,…

Cách vẽ use case như sau:

Bước 1: Vẽ ERD ra và tóm gọn các thực thể chia ra làm 3 nhóm sau:

  1. Loại thực thể cơ bản: Vd: Thể loại, sách,…
  2. Loại thưc thể đối tượng ngoài: Vd: Đọc giả, nhân viên,…
  3. Loại thực thể nghiệp vụ: Vd: Thẻ thư viện, phiếu mượn sách, phiếu phạt

Bước 2: Ta vẽ các actor, use case và các mũi tên tượng tác cho biểu đồ use case.

Actor là hình người ta vẽ nó cho các thực thể thể đối tượng ngoài là đọc giả và nhân viên.

Các use case là hình oval ta vẽ nó cho toàn bộ thực thể trong 3 nhóm như trên và vì use case tên phải bắt đầu bằng động từ nên ta thêm từ “Quản lý” vào trước các tên thực thể. Ví dụ: QL Thể loại, QL sách, QL đọc giả, QL nhân viên, QL thẻ thư viện, QL phiếu mượn sách, QL phiếu phạt.

Các mũi tên, đầu tiên ta dùng dấu gạch thẳng Association để nối quan hệ giữa actor và use case, lưu ý không sử dụng mũi tên có hướng khi chưa chắc nó có tượng tác qua lại hay không. Dựa vào sự tương tác mà ta phán định và nối cho chính xác, actor nào không liên quan gì với use case thì ta không nối và ngược lại.

Mũi tên giữa các use case với nhau ta hay dùng mũi tên gạch đứt chỉ sự phụ thuộc, use case này phụ thuộc vào use case kia với đầu mũi tên chỉ hướng use không phụ thuộc.

Mũi tên gạch đứt có <<include>> và <<extend>> thì cách sử dụng như đã nói ở trên đầu hình ảnh bài viết hãy dùng nó cho tình huống thích hợp.

Nếu là vẽ biểu đồ phân rã thì với những use case được phân rã nó sẽ có thêm các use case mà sẽ <<include>> đến nó. Các use case này chính là các thuộc tính của thực thể trên ERD vẽ lúc đầu với tính chất là use case thì từ đầu là động từ. Vd: Nhập manv, Nhập tennv, Nhập sdt, lưu nv… bao gồm luôn khóa ngoại.

Các thông tin này bạn có thể tóm gọn là nhập thông tin nhân viên.

Vậy là xong rồi đó.

Use case diagram tổng quát

Use case diagram phân rã từ lúc lập phiếu mượn sách đến trả sách.

Class diagram

Class diagram hay biểu đồ lớp, là biểu đồ chỉ ra cấu trúc tĩnh của các lớp trong hệ thống và sẽ được các lập trình viên dựa vào để viết code.

Và đây là thành phần để vẽ class diagram.

Trong đó:

  • Thực thể đó là các thực thể trong ERD bao gồm luôn thực thể sinh ra từ mối kết hợp nhiều – nhiều. Thực thể vẽ trong class diagram có 3 phần, phần đầu viết tên thực thể, phần 2 để thuộc tính của thực thể và phần 3 là các phương thức của thực thể như thêm, xóa, sửa, tìm kiếm, sắp xếp,….
  • Bản số thì ta đặt ngược lại với bản số ERD. ERD ta đọc bản số từ trái qua phải thì sang biểu đồ class ta để bản số từ phải qua trái.

Class thì gồm có 3 mũi tên tương tác chính.

  1. Aggregation: Cho sửa, xóa để null. Thường 2 class quan hệ là cha con thì ta dùng cái mũi tên này, đầu mũi tên chỉ vào class cha.
  2. Composition: Cho sửa, cho xóa.
  3. Dependency: Cho sửa, không cho xóa.

Vd 1: Một học sinh học tại trên trường được 2 năm, bổng một ngày bạn ấy nghĩ học thì quá trình điểm và tín chỉ có xóa luôn không? là không. Để khi mà bạn này học lại thì học tiếp tục được. Ta không xóa đi ta chỉ để null.

Vd 2: Một quyển sách ta sửa tên nó đi thì trong chi tiết phiếu mượn ta cũng sửa mã sách theo. Còn nếu quyển sách đó ta xóa đi luôn thì lúc này trong chi tiết phiếu mượn ta xóa theo phải không? là không. Nếu xóa đi rồi thì lúc tổng kết lại tiền mà thấy tiền dư ra nhiều không biết từ đâu ra thì sao.

Anh ơi vậy để null đi!. Cũng không được luôn mã sách trong chi tiết phiếu mượn là khóa chính làm sao để null được. Vậy cuối cùng ta chỉ có thể không cho xóa nó.

Activity diagram

Activity diagram hay biểu đồ hoạt động chỉ ra một trình tự lần lượt của các hành động.

Phía trên là activity diagram của một hành động rút tiền từ máy ATM.

Bên dưới là các thành phần để vẽ nên activity diagram.

Trong đó:

  • Hình thoi đó là khi ta đang muốn xác nhân một quyết định nào đó và rồi sẽ cho 2 kết quả là đúng và sai.
  • Đồ bộ hóa: Chúng cho phép ta mở ra hoặc đóng lại các nhánh chạy song song nội bộ trong tiến trình.

Sequence diagram

Sequence diagram hay biểu đồ trình tự chỉ ra một cộng tác động giữa một loạt các đối tượng. Khía cạnh quan trọng của biểu đồ này là chỉ ra trình tự các thông điệp được gửi giữa các đối tượng.

Biểu đồ trên là về một trình tự đăng ký một kỳ thi.

Sau đây là các thành phần để vẽ sequence diagram.

Trong đó:

  • Đường đời đối tượng là đường cho thấy các sự kiện diễn ra theo đúng thứ tự từ trên xuống dưới.
  • Quá trình giao tiếp giữa các đối tượng được thể hiện bằng các đường thẳng thông điệp nằm ngang nối các đường đời đối tượng.

Lời kết

Như vậy là ta đã hoàn thành xong bài về các thành phần để vẽ 4 biểu đồ use case diagram, class diagram, activity diagram và sequence diagram. Chúc các bạn học thật tốt.

Để lại nhận xét

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.